Tổ chức phong trào thi đua là hình thức cơ bản để thu hút, tập hợp CNVC-LÐ tham gia quản lý doanh nghiệp, quản lý xã hội, quản lý Nhà nước; là phương thức chủ yếu để Công đoàn vận động và thay mặt CNVC-LÐ tham gia vào các quá trình kinh tế - văn hoá – xã hội của Ðảng và Nhà nước; là biện pháp hàng đầu để giai cấp công nhân thực hiện vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Từ nguyên lý đó, những năm qua, Công đoàn Ðiện lực Việt Nam (trong đó có Công đoàn Công ty Truyền tải điện 2) đã tổ chức liên tục nhiều phong trào thi đua phù hợp với đặc thù của ngành Ðiện và của từng đơn vị.
Ðể hưởng ứng chương trình “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong CNVC-LÐ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HÐH đất nước”, Ban Thường vụ Công đoàn Ðiện lực Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn các Công đoàn Công ty, Cơ sở trực thuộc thực hiện cụ thể. Căn cứ vào đó, Công đoàn Công ty Truyền tải điện 2 đã phối hợp với chuyên môn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn điểm thi đua xây dựng đời sống văn hoá tốt, gồm 5 nội dung với 100 điểm chuẩn: Các thông số về thực hiện nhiệm vụ chính, liên quan trực tiếp đến phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, các phong trào thi đua đặc thù của Ngành, của đơn vị; các thông số về ATVSLÐ nói riêng và công tác BHLÐ nói chung, liên quan mật thiết đến phong trào “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm ATVSLД; các tiêu chuẩn về xây dựng gia đình và xã hội, liên quan đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, đến phong trào xây dựng “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và bền vững”, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động xã hội từ thiện khác; các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục CNVC-LÐ, góp phần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, xây dựng văn hoá công sở; các tiêu chí về Văn - Thể - Mỹ, xây dựng các thiết chế văn hoá, tổ chức cho CNVC-LÐ tạo ra và hưởng thụ các giá trị văn hoá tại đơn vị, trong địa bàn với các hình thức hoạt động phong phú và cần thiết như các hội thi, hội thảo, hội diễn, hội thao, các bản tin, tạp chí, báo tường, các phòng trưng bày, phòng truyền thống hoặc bảo tàng, nhà thi đấu, trung tâm thể thao…
Rõ ràng, năm nội dung trên bao trùm hầu hết các phong trào thi đua, lượng hoá các khía cạnh, bình diện của văn hoá, làm cơ sở để xây dựng, đánh giá, tôn vinh các đơn vị. Thực hiện tốt năm nội dung này sẽ tạo cho đơn vị có diện mạo, sắc thái riêng. Phấn đấu theo chuẩn mực văn hoá đó sẽ làm cho người này phân biệt với người kia, mỗi đơn vị có những nét đẹp riêng, ngành này không giống với ngành nọ, và cuối cùng là dân tộc này khác với dân tộc khác. Ðó chính là văn hoá dân tộc, văn hoá ngành, văn hoá của mỗi con người, là sức mạnh nội tại cần kiên trì bồi đắp, xây dựng. Ðặc biệt, trong điều kiện của nền kinh tế có nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, muốn giữ được định hướng XHCN thì với cách hiểu nội hàm của phong trào như vậy, phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở phải là phong trào còn lại mãi với mọi loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa bàn. Cao hơn nữa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân trong việc hiện thực hoá Nghị quyết của Ðảng là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực để mọi người, tổ chức, xã hội hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước là phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Sự ổn định chính trị, môi trường thuận lợi về kinh tế - xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh nên không lý gì các doanh nghiệp không có trách nhiệm và quyền lợi xây dựng, vun đắp môi trường đó. Vì vậy, các doanh nghiệp phải dần dần xây dựng và đạt chuẩn quốc gia và quốc tế về trách nhiệm xã hội với mục tiêu hướng tới con người, vì con người.
Muốn có môi trường kinh doanh tốt phải làm tốt trách nhiệm xã hội, trong đó có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Bởi vì, con người ngoài nhu cầu làm việc còn có các nhu cầu chính đáng khác như học tập, đi lại, giao tiếp, giải trí, chữa bệnh, nuôi dạy con cái…, nhu cầu về sự yên ổn, an lành trong cuộc sống, trong đó có những nhu cầu đã được pháp luật thừa nhận như một yếu tố nhân quyền. Con người hiện nay lại phải thường xuyên đối mặt với những thách thức, hệ lụy từ xã hội và tự nhiên như đau ốm, bệnh tật, các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, môi trường ô nhiễm, hạn hán, lụt bão, động đất, sóng thần … Những vấn đề đó xuất hiện tại chỗ, gắn bó hữu cơ với đơn vị, địa bàn, địa phương và sẽ được giải quyết một cách cơ bản bằng phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Các đơn vị trong Ngành cũng đều trong trạng huống đó, thực tế đó.
Với nhận thức như vậy, qua quá trình hoạt động ở đơn vị mình, Công đoàn Công ty Truyền tải điện 2 mong muốn và rất cần thiết nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, phối hợp của lãnh đạo chuyên môn đối với phong trào thi đua nói chung và phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở nói riêng, cùng với Công đoàn các cấp từng bước xây dựng văn hoá ngành Ðiện Việt Nam ngày càng rực rỡ.
( Theo: EVN )