Nhà máy thủy điện Nà Tẩu với công tác môi trường

Nhà máy thủy điện Nà Tẩu, nhìn từ hạ lưu

1.      Thủy điện Nà Tẩu xử lý nước thải như thế nào ?

Việc xử lý, giảm thiểu ô nhiễm nước thải tại Thủy điện Nà Tẩu bao gồm xử lý nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

–  Đối với nước thải sinh hoạt:

Để tránh ô nhiễm môi trường, nước thải sinh hoạt hằng ngày của của CBNV được xử lý thông qua bể tự hoại 3 ngăn. Nhà tắm, Nhà vệ sinh tự hoại được xây tại 2 khu vực: Nhà máy và Cư xá, đáp ứng đủ nhu cầu của 15 CBNV và khách đến làm việc tại cơ sở.

–  Đối với lượng nước mưa chảy tràn:

Tuy diện tích chảy tràn không lớn, nhưng nhằm tránh ô nhiễm môi trường, Thủy điện Nà Tẩu đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải theo lưu trình sau:

Lưu trình giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa TĐ Nà Tẩu

 2.      Thủy điện Nà Tẩu quản lý rác thải như thế nào?

–  Rác thải sinh hoạt thông thường:

Rác thải được phân loại, cho vào thùng rác sinh hoạt. Với các loại vỏ hộp đồ ăn uống, Nhà máy thu gom bán cho cơ sở thu mua phế liệu. Đối với các rác thải sinh hoạt khác, định kỳ mỗi tuần/ lần Nhà máy thu gom tập trung vào hố, thiêu đốt và chôn lấp  trong diện tích đất thuộc quản lý của Nhà máy.

–  Rác thải công nghiệp (bao gồm chất thảinguy hại và chất thải thông thường):

Tại Nhà máy có xâybố trí kho chứa CTNH riêng biệt với Thùng đựng chất thải thông thường và thực hiện phân loại ngay từ nguồn phát sinh.   Chất thải sau khi phân loại được chứa trong thùng có biển ghi tên rõ ràng. Công tác quản lý CTNH được thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước về môi trường, bao gồm một số mục chính sau:

  • Đăng ký Chủ nguồn thải với Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng.  

 

Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH
  • Sao gửi Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH đến cơ quan có thẩm quyền tại Cao Bằng.
  • Phân định, phân loại CTNH. Lưu giữ tạm thời CTNH và định kỳ 6 tháng báo cáo các cơ quan có thẩm quyền tại Cao Bằng.
  • Ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển và xử lý chất thải.
  • Sau khi xử lý CTNH, lập chứng từ 9 liên để quản lý.
Hợp đồng vận chuyển và xử lý CTNH số 69/HĐDV-PL/2014

3.      Thủy điện Nà Tẩu thực hiện giám sát môi trường như thế nào?

  • Thực hiện theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt kèm Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014.
  • Thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về tài nguyên nước. Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác nước mặt số 1521/GP-BTNMT.
Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và MT cấp cho NMTĐ Nà Tẩu
  • Ký hợp đồng số 18-2015/TTQT-QT với Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Cao Bằng về việc đo, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường tại NMTĐ Nà Tẩu.
Hợp đồng quan trắc MT số 18-2015/TTQT-QT
  • Thực hiện giám sát định kỳ thông qua phân tích mẫu nước và không khí theo Quy chuẩn Việt Nam.
  • Báo cáo định kỳ được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.

4.      Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi dòng chảy

  • Trong quá trình cải tạo, đập Thủy điện Nà Tẩu được giữ nguyên cao trình so với đập cũ, đã được đại diện các cơ quan hữu quan kiểm tra và xác nhậnsố liệu theo biên bản kiểm trangày 01/4/2015.
Đoàn công tác đến hiện trường kiểm tra cao trình đậpTĐ Nà Tẩu ngày 01/4/2015 (Bao gồm: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng, UBND huyện Quảng Uyên, UBND xã Độc Lập, Viện Khoa học Năng Lượng cùng Chủ đầu tư)
  • Trong quá trình vận hành, dòng chảy luôn được điều tiết theo Quy trình vận hành hồ chứa đã được Sở Công Thương phê duyệt theo văn bản số 776/QĐ-SCT ngày 05 tháng 9 năm 2013 và 51/QĐ-SCT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng.
  • Đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu vào mùa khô phục vụ nông nghiệp và môi trường thủy sinh, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng.
  • Việc cải tạo nâng cấp NM nà tầu đã góp phần xả lũ tốt hơn so với trước đây.

Thay vì phải mất cả tuần đề thoát lũ, sau khi công trình được cải tạo, việc thoát lũ chỉ mất 2 ngày. Dưới đây là nhận định chung của cán bộ và nhân dân địa phương:

5.      Hoạt động trồng cây tại khuôn viên nhà máy

Hưởng ứng chung các hoạt động trồng cây tại các nhà máy thuộc công ty, ngay từ khi Thủy điện Nà Tẩu đi vào vận hành, Ban lãnh đạo công ty đã có chỉ đạo thực hiện trông cây xanh ở các khu đất trống của nhà máy, nhằm đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cây xanh được trồng tại khuôn viên Thủy điện Nà Tẩu

6.      Hướng tới cộng đồng

Trước đây, nhân dân ở các bản xung quanh nhà máy cũng như nhân viên của công ty đi lại đến bản Nà Tẩu bằng đường đất hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Kể từ khi tiếp nhận Nhà máy, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Bắc Minh đã phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương để cải tạo đường vào bản, từng bước thay đổi từ đường đất sang đường bê tông kiên cố hơn.Ngoài ra, Công ty đã đầu tư xây dựng cầu phía kênh xả, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho nhân dân địa phương khi đi lại.

Đường về bản Nà Tẩu hôm nay
Cầu phục vụ dân sinh do Công ty Bắc Minh đầu tư xây dựng